Tác giả
Đang Cập Nhật
  • Tieu Sung Phi - Bich Loa Xuan

    Tiểu Sủng Phi

    Bích Loa Xuân

    Thể loại: Cổ đại, nam trùng sinh, đại thúc x loli, sủng văn, ngọt văn, tiểu bạch văn

    Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
    Quân hận ngã sinh trì, ngã hận quân sinh tảo.            
    Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
    Hận sinh bất đồng thì, nhật nhật dữ quân hảo.          
    Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
    Ngã ly quân thiên nhai, quân cách ngã hải giác.           
    Quân sinh ngã vị sinh, ngã sinh quân dĩ lão
    Hóa điệp khứ tầm hoa, dạ dạ tê phương thảo. [1]

    Tô Điềm Noãn vào cung tuyển tú vào năm Hồng Hi thứ hai mươi ba, nàng dự tuyển trong lòng cứ ngỡ như đã định sẵn là được tứ hôn với Đại hoàng tử.Nhưng cuối cùng thì kết quả, cái mà nàng nhận được lại là thánh chỉ phong phi. 

    Mọi người đều tiếc hận thay nàng. Gả cho Đại hoàng tử, nàng sẽ là chính thê, là nữ chủ nhân của một phủ, sau này rất có thể sẽ là mẫu nghi thiên hạ. Gả cho Hoàng thượng, nàng chỉ là một phi tần nho nhỏ, sống trong cung cấm mưu kế trùng trùng, chẳng biết sẽ chết lúc nào. 

    Huống hồ, Đại hoàng tử vừa mới nhược quán [2], đương độ tráng niên, còn bệ hạ đã gần tới bất hoặc chi niên [3].

    Tô Điềm Noãn không phải chưa từng thất vọng, nhưng là nữ nhi của một gia tộc lớn, nàng không thể kháng chỉ, không thể liên lụy phụ mẫu, liên lụy gia tộc. Thế nên, đành chém đứt tơ tình, nhập cung làm phi. 

    Đêm đầu tiên thị tẩm, Tô Điềm Noãn ngẩn ngơ. 

    Không phải Hoàng thượng vừa lớn tuổi, vừa có chòm râu dài như phụ thân nàng sao? Lẽ nào đây là Hoàng thượng giả? 

    --- ------ ----

    Năm Hồng Hi thứ bốn mươi ba, Hồng Hi đế băng hà. 

    Một lần nữa mở mắt ra, người lại thấy mình đang ở năm Hồng Hi thứ hai mươi ba, trước kỳ tuyển tú một ngày.

    Thời gian quay ngược, người vẫn ngồi trên đài cao, nghe nàng cúi đầu nhẹ giọng đáp:
    “Bẩm bệ hạ, thần nữ họ Tô, khuê danh Điềm Noãn, là chữ “điềm” trong “phong điềm”, “noãn” trong “nhật noãn”, lấy ý từ câu “Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang” [4]. Phụ mẫu ban cho tên ấy, ký thác mong ước thần nữ được một đời bình an hạnh phúc, trọn kiếp ấm áp như ngày xuân.”

    Lúc ấy, nàng vừa tròn mười lăm tuổi, trong mắt không gợn ưu sầu. 

    Mà người, đã cận kề bốn mươi, qua ngàn cánh buồm, trải muôn sự đời. 

    May mắn rằng, nửa đời còn lại, có nàng bầu bạn, đem hết thảy tiếc nuối của nửa đời trước họa thành viên mãn. 

    ……….

    “Noãn Nhi, cả đời trẫm, chỉ có một nuối tiếc, cùng với một lo sợ. Nuối tiếc, bởi vì không thể gặp được nàng sớm hơn. Lo sợ, bởi vì trẫm hơn nàng ngần ấy tuổi, vạn nhất... có một ngày, trẫm ra đi trước, ai sẽ che chở cho nàng…”

    “Bệ hạ, Noãn Nhi thà làm một phi tần nhỏ nhoi, cũng không cần làm Thái hậu cô độc trong Từ Ninh cung. Nếu có ngày người muốn ra đi, xin hãy mang Noãn Nhi theo, để Noãn Nhi vĩnh viễn bầu bạn bên cạnh người, an giấc ngàn thu.”

    ……...
    Đây đơn thuần chỉ là câu chuyện của Hoàng đế đại thúc và tiểu sủng phi. Đời trước, Hồng Hi đế yêu phải thê tử của con trai mình, cưỡng đoạt nàng vào cung làm phi tần, cuối cùng khiến nàng đau khổ một đời. Kiếp này, Hồng Hi đế sống lại trước lúc ban hôn cho nàng với Đại hoàng tử, sửa lại thánh chỉ, đem nàng vào cung nâng niu trong lòng bàn tay, sủng như trân bảo.

    Cảnh báo:

    -     Nam chính hơn nữ chính 20 tuổi, bạn nào không thể chấp nhận chênh lệch tuổi tác thì thận trọng trước khi nhảy hố.

    -     Hoàng đế có con còn lớn hơn nữ chính, tất nhiên không sạch bong sạch bóng, nhưng sạch sau khi có nàng. 

    -     Truyện đơn thuần là sủng văn, không chú trọng cung đấu. Nữ chính người giống như tên, ngọt ngào ấm áp, là kiểu nữ nhân phong kiến điển hình, tam tòng tứ đức, ôn nhu nhàn thục, không phải nữ cường, không phải thánh nữ, không mưu kế thâm độc, cũng không khảng khái bảo vệ chính nghĩa. Nàng chỉ an phận làm sủng phi, cùng bệ hạ sinh tử tướng tùy, không có lý tưởng cao xa leo lên ngôi hậu hay chờ Hoàng đế chết rồi trở thành Thái hậu.

    -     Chuyện kiếp trước có yếu tố loạn luân, giống như Đường Minh Hoàng và Dương Quý phi, tóm lại chính là Hoàng đế đoạt thê tử của con trai. Phản cảm với chi tiết này thì xin thận trọng trước khi nhảy hố. 

    --- ------ -----
    *Chú thích:

    [1] Một bài thơ cổ khuyết danh, dịch nghĩa: 
    “Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
    Chàng hận thiếp sinh muộn, thiếp hận chàng sinh sớm.
    Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
    Hận không sinh cùng thời, ngày ngày kề cận chàng.
    Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
    Thiếp xa chàng chân trời, chàng cách thiếp góc bể.
    Chàng sinh, thiếp chưa sinh; thiếp sinh chàng đã già
    Mơ hóa bướm tìm hoa, đêm đêm đậu cỏ thơm.”

    [2] Nhược quán: Chàng trai 20 tuổi. Thời xưa đàn ông 20 đều làm lễ đội mũ (quán), xem như thành niên, nhưng cơ thể còn chưa có tráng kiện, tương đối niên thiếu, nên xưng là “nhược”.

    [3] Bất hoặc chi niên: 40 tuổi, xuất xứ từ Luận Ngữ “Bốn mươi nhi bất hoặc”. Về sau dùng “Bất hoặc” gọi thay 40 tuổi, cũng chỉ gặp chuyện có thể hành xử lễ độ, nhưng chưa chắc có thể hoàn toàn hiểu rõ, có thể khống chế tốt cảm xúc biến hóa. Bất hoặc là đối với nhân nghĩa lễ có hoàn toàn hiểu rõ, đạt tới trí giả cảnh giới.

    [4] Phong điềm nhật noãn đãng xuân quang: Một câu thơ trong bài “Sơn phòng xuân sự kỳ I” của Sầm Tham, nghĩa là: Gió yên, tiết trời ấm áp, nắng xuân nhảy múa. Bài thơ diễn tả nét xuân trong ngôi nhà trên núi. 

  • Tam Mong Thai Ho Tuy Co To - Bich Loa Xuan

    Tầm Mộng Thái Hồ: Túy Cô Tô

    Bích Loa Xuân

    Thể loại: Cổ đại, nam trùng sinh, sủng ngọt, bối cảnh giả tưởng, tự sáng tác

    Vào một năm ấy, nàng có cơ hội tới Cô Tô  phảng phất rơi vào mộng cảnh đẹp đẽ nhất đời này.
    Một năm ấy, chàng tỉnh giấc bên bờ Thái Hồ, tưởng chừng mọi sự kiếp trước chỉ như cơn mơ. 
    Một năm ấy, câu chuyện của chúng ta được viết lại từ đầu.

    --- ------♡--- ------

    Vương Dao Dao bảy tuổi theo cha rời kinh thành trở về Tô Châu phủ nhậm chức, từ đó quen biết vị biểu ca ôn nhu nho nhã Lý Quân Ngọc. 

    Hỏi thế gian bao nhiêu thanh mai trúc mã có thể đi đến cử án tề mi [1]? 

    Lại bao nhiêu người từng cử án tề mi có thể cùng nhau bạch đầu giai lão?

    Tháng năm như gió thoảng, chỉ còn những cây cầu đá trầm mặc ghi nhớ câu chuyện xưa trong làn mưa khói Giang Nam ấy. 

    --- ------ ---

    *Chú thích: 
    [*] Giải thích tên truyện: “Tầm mộng Thái Hồ” có thể hiểu là tìm kiếm giấc mộng ở Thái Hồ, “Túy Cô Tô” có thể hiểu là say đắm Cô Tô hoặc say tại Cô Tô. Thái Hồ là một hồ nước ngọt lớn nằm giữa ranh giới hai tỉnh Giang Tô và Chiết Giang. Cô Tô là tên gọi cổ của Tô Châu – kinh đô của nước Ngô thời xưa. 

    [1] cử án tề mi: có nghĩa là nâng mâm ngang mày, là một câu thành ngữ ý chỉ phu thê tương kính như tân, bắt nguồn từ điển tích thời Đông Hán về vợ chồng Lương Hồng cùng Mạnh Quang, mỗi lần đưa cơm canh cho chồng, Mạnh Quang thường giơ cao mâm cơm lên ngang lông mày và cúi đầu xuống một cách cung kính. Lương Hồng cũng cúi người và cung kính nhận lấy, hai vợ chồng tương kính như tân, dùng lễ mà đối đãi với nhau.

    *Đôi lời của tác giả: 
    Biểu ca với biểu muội, là một mối quan hệ rất vi diệu.

    Trong các thể loại phim và truyện có bối cảnh cổ đại, nếu biểu muội của nam chính xuất hiện, thì cô ấy, một là nữ chính, hai là tình địch đáng sợ nhất của nữ chính; nếu biểu ca của nữ chính xuất hiện, thì hắn ta, một là nam chính, hai là tình địch đáng sợ nhất của nam chính.

    Không tin ư?

    Hãy tham khảo “Tiểu Lý Phi Đao”, Lý Tầm Hoan cả đời khổ tình vì biểu muội Lâm Thi Âm.

    Hoặc là tham khảo “Thiên Long Bát Bộ”, Vương Ngữ Yên một lòng si tình biểu ca, mãi đến cuối truyện mới chịu đáp lại tấm lòng si của nam chính, gần đây lại được Kim lão gia trả về cho biểu ca rồi.

    Cũng có thể tham khảo “Tướng quân ở trên”, biểu muội Liễu Tích Âm một lòng một dạ với “biểu ca” A Chiêu đến chết. 

    Khụ, trường hợp này tạm thời bỏ qua. (=___=)

    Tóm lại thì, biểu huynh muội là mối quan hệ ái muội nhất trong bối cảnh cổ đại. Không chỉ là tình cảm nam nữ, giữa biểu huynh muội còn là thân tình. Không chỉ là thân tình, giữa biểu huynh muội còn có tình cảm thanh mai trúc mã. 

    Bấy lâu vốn ấp ủ ý định viết về một biểu ca ôn nhuận như ngọc bước ra từ làn mưa khói Giang Nam mịt mờ, nay mới có thể bắt đầu. Hi vọng có thể kiên trì tới cuối cùng, cho biểu ca một kết cục có hậu.

    Cần lưu ý, biểu ca/ biểu đệ/ biểu tỷ/ biểu muội (con của cô cô, cữu cữu, di nương) khác với đường ca/ đường đệ/ đường tỷ/ đường muội (con của bá bá, thúc thúc). “Biểu” là họ hàng khác họ, “đường” là họ hàng cùng họ. Với quan niệm thời xưa, biểu huynh muội có thể lấy nhau, không xem là loạn luân. Tuy nhiên, bạn nào dị ứng với việc này thì xin thận trọng trước khi nhảy hố. 

    Bối cảnh truyện tuy có phần lấy cảm hứng từ Tô Châu phủ thời Minh, nhưng vẫn chỉ mang tính hư cấu là chủ yếu, xin miễn khảo chứng. 

  • Tieu Phong Ky - Bich Loa Xuan

    Tiêu Phòng Ký

    Bích Loa Xuân

    Thể loại: Cổ đại, nam trùng sinh, cung đình, sủng ngọt

    Giới thiệu:

    Biểu ca trong lòng Vệ Trường Lạc là một người cao quý, huynh ấy tựa như trích tiên, không dính khói lửa nhân gian, cả người thanh cao, chẳng vương vấn bụi trần.

    Không ngờ năm ấy, biểu ca của nàng bị bệnh nặng, đến khi hồi phục, tiên nhân bỗng hoá thành cầm thú. 

    Vệ Trường Lạc: "Có thể đổi lại cho ta Thái tử biểu ca trước đây không?" (O.O)
    ........

    Năm Thành Vũ thứ hai mươi hai, Thành Vũ đế hạ chỉ tứ hôn cho Tam hoàng tử Lý Phù Duệ và Kiến Ninh quận chúa của phủ Trấn Quốc công, chỉ còn chờ cả hai thành niên sẽ cử hành đại hôn.

    Năm Thành Vũ thứ hai mươi chín, chẳng rõ vì lý do gì, lại khiến Thành Vũ đế sửa lại kim khẩu, ban Kiến Ninh quận chúa cho Thái tử Lý Phù Tô, lập làm Thái tử phi.

    Năm Thành Vũ thứ ba mươi mốt, Thành Vũ đế băng hà, Thái tử đăng cơ, đổi niên hiệu thành Nguyên Hòa, lập Thái tử phi làm Thượng Nguyên hoàng hậu.

    Tấn sử chép lại rằng: "Đế có ba hoàng nam, một hoàng nữ, thảy đều do hoàng hậu hạ sinh. Đế hậu tình thâm, hậu cung vẫn luôn bỏ trống, ân sủng cổ kim chưa từng thấy."

    Sau này, hậu thế đọc lại sử Tấn triều, xưng tụng Thượng Nguyên hoàng hậu là đệ nhất sủng hậu, tiền vô cổ nhân, hậu vô lai giả.
    .......

    Tóm tắt:
    Kiếp trước, chàng vì báo thù mà tiếp cận nàng, ban đầu chỉ là lợi dụng, dần dần lại yêu mến chẳng rời. Tưởng rằng ân ái đến bạc đầu, nào ngờ giữa đường đứt đoạn tơ duyên. Nàng biết được chân tướng, lại vì mẫu tộc mà phu thê cách lòng, cuối cùng âm dương chia cách. Sống lại một lần nữa, chàng dốc lòng bù đắp cho kiều thê, che chở nàng một đời bình an.

    Tóm tắt nội dung chính bằng một câu: Thái tử biểu ca sống lại sủng thê tử và quá trình Thái tử biểu ca trở thành Hoàng đế phu quân. =)))

    .......
    •Giải thích tên truyện: Tiêu Phòng: Tức điện của Hoàng Hậu, ở cung "Vị Ương" 未央, đời Hán. Tường quét bùn đất trộn hạt tiêu cho ấm, thơm và cũng để tượng trưng ước mong được nhiều con (tiêu có nhiều hạt). Về sau, phiếm chỉ chỗ ở của các hậu, phi.

  • Mua Hoa Thu Hai Muoi Tu - Bich Loa Xuan

    Mùa Hoa Thứ Hai Mươi Tư

    Bích Loa Xuân

    Thể loại: Ngôn tình, cổ đại, kiếp trước kiếp này, đại thúc x loli, 3S

    Giới thiệu:

    Mối tình đẹp nhất, có lẽ là bên nhau từ nhỏ, cho đến khi trưởng thành

    Từ thành mai trúc mã, trở thành cử án tề mi

    Thời gian bên nhau đẹp đẽ, ngọt ngào, phu thê ân ái, yêu thương nhau

    Có lẽ số mệnh chú định rằng hai người chỉ có hai mươi ba năm để bên nhau, có lẽ số mệnh của chàng chính là phải chịu nỗi đau mất đi nàng, tiếc nuối vì đã không thể cho nàng một đời vẻ vang.

    Thẩm Bạch cùng nàng đón chờ hai mươi ba mùa hoa của Tô thành.

    Mùa hoa thứ hai mươi tư năm ấy, hoa bay đầy trời, nàng cũng buông tay lìa đời, để lại một mình chàng cô độc ngắm hoa rơi.

    Mười năm sau, vào một ngày hoa nở khắp thành, xuân sắc đương nồng, bên đình Thương Lang, Thẩm Bạch đã gặp một tiểu cô nương có đôi mắt trong vắt giống hệt vong thê năm đó.

    Một vòng luân hồi xoay chuyển, rốt cuộc lại trả nàng về bên chàng.

    Mùa hoa thứ hai mươi tư đến muộn mười năm, cuối cùng cũng chờ được ngày nở rộ.

    .....

    *Tóm tắt sơ lược:

    Thẩm Bạch, tự Tử Khâm, sinh ra trong một gia đình sĩ tộc sa sút ở Cô Tô, từ nhỏ đã văn chương tài hoa, học vấn uyên bác. Đến tuổi nhược quán, dùng đủ tam thư lục lễ (1) cưới biểu muội Lục Ý Miên về làm thê tử kết tóc. Thành thân được một năm, sinh hạ trưởng tử Thẩm Tuyên. Đến năm thứ hai, lại sinh hạ thứ tử Thẩm Hoành. Thẩm Bạch thương xót thê tử thân thể yếu ớt, từ đó không sinh thêm nữa.

    Tuy gia cảnh bần hàn, phu thê lại ân ái rất mực, qua gần mười năm vẫn cử án tề mi (2), tương kính như tân. Thẩm Bạch chung tình với thê tử, chưa từng tầm hoa vấn liễu bên ngoài, chỉ một lòng đọc sách, mong ngày đỗ đạt công danh, để nàng được an nhàn hưởng phúc. Nào ngờ, vận mệnh xưa nay vẫn không chiều lòng người.

    Năm Thẩm Bạch hai mươi bảy tuổi, kim bảng đề danh, thi đỗ thám hoa. Cùng năm đó, thê tử lâm bệnh, chưa kịp hưởng phúc ngày nào, đã buông tay lìa đời. Khi ấy, nàng chỉ mới hai mươi ba tuổi. Thẩm Bạch vô cùng bi thống, vốn muốn đi theo bầu bạn cùng thê tử, nhưng đã hứa với nàng rằng sẽ nuôi dạy hai nhi tử nên người, chỉ đành phải gắng gượng sống tiếp.

    Năm Thẩm Bạch ba mươi bảy tuổi, đã là Hữu thừa tướng nhất phẩm, quyền khuynh triều dã, lại vẫn chưa từng có ý định cưới thêm kế thê tục huyền. Bấy giờ, trưởng tử Thẩm Tuyên đã mười bảy tuổi, thứ tử Thẩm Hoành đã mười sáu, Thẩm Bạch lo liệu cho hai nhi tử yên bề gia thất xong xuôi, liền treo ấn từ quan, về lại cố hương ẩn cư làm bạn bên mộ của vong thê.

    Mùa xuân năm ấy, trong tiết Thanh Minh, Thẩm Bạch trên đường bái tế vong thê, gặp phải một tiểu cô nương ngồi bên đường bán mình chôn cha. Lạ kỳ là, tiểu cô nương nọ lại có đôi mắt giống hệt thê tử của y năm xưa. Thẩm Bạch chấn động trong lòng, hỏi ra lại càng thêm phần bàng hoàng, bởi ngày sinh tháng đẻ của tiểu cô nương này, cũng là ngày thê tử y qua đời.

    Thẩm Bạch giúp tiểu cô nương an táng phụ thân, rồi lại mang nàng về nhà, đổi tên thành Miên Nhi, dốc lòng yêu thương dạy dỗ nàng khôn lớn.

    Tưởng chừng đã mất rồi có được, đó là trời cao hậu đãi y.

    Nhưng ngày trùng phùng, nàng vẫn hoa niên xuân thì, tóc thề đen nhánh, y lại đã đến tuổi bất hoặc (3), tóc đã nhuốm màu tuyết sương. Đây chính là trời cao trêu đùa y vậy.

    .........

    *Chú thích:

    (1)Tam thư lục lễ: Tam thư: là 3 lá thư do đàng trai gửi sang họ nhà gái để đưa tin, xin báo và chuẩn bị dàn xếp các nghi thức. Lục lễ: là 6 lễ mà họ nhà trai phải lo toàn vẹn sau khi họ nhà gái đã chấp thuận kết tình thông gia.

    (2)Cử án tề mi: Nghĩa là: nâng mâm ngang mày. Đời Đông Hán, bà "Mạnh Quang" 孟光 dọn cơm cho chồng dâng lên ngang mày, tỏ lòng kính trọng. Chỉ sự vợ chồng kính trọng nhau (đối đãi như khách quý): "tương kính như tân" 相敬如賓. Cũng nói là "Mạnh Quang cử án" 孟光舉案, "tề mi cử án" 齊眉舉案.

    (3) Bất hoặc chi niên: Chỉ tuổi bốn mươi. § Do câu nói của Khổng Tử: "Tứ thập nhi bất hoặc" 四十而不惑 (Vi chánh 為政). ◎Như: "bất hoặc chi niên" 不惑之年 tuổi bốn mươi.

    ..........

    *Tiểu kịch trường:

    Ngày ấy, Thẩm Tuyên và Thẩm Hoành được phụ thân gọi đến, chỉ thấy bên cạnh phụ thân có thêm một tiểu muội muội rất khả ái.

    Thẩm Tuyên: Phụ thân đây là muốn nhận nghĩa nữ sao? Chúng ta sắp có muội muội rồi?

    Thẩm Hoành: Nói không chừng là muốn nạp thiếp cho đệ cũng nên.

    Thẩm Bạch: (che miệng ho nhẹ) Tuyên nhi, Hoành nhi, gọi mẫu thân đi.

    Thẩm Tuyên:??? (°___°)

    Thẩm Hoành:??? (°___°)

    .........

    *Lưu ý:

    - Truyện chỉ là quá trình sủng ngọt sâu răng của đại thúc ôn nhu và tiểu nương tử ngoan ngoãn hiểu chuyện, xen lẫn một chút ký ức ngọt ngào thời trẻ, không có cao trào hay ngược luyến gì to tát ngoài một chút ngược tâm đại thúc khi nhận ra mình đã già. =)))

    - Nam chính lớn hơn nữ chính kiếp này 27 tuổi. Khoảng cách tuổi tác thật sự rất lớn, nếu không thể chấp nhận thì nên thận trọng trước khi nhảy hố. 

    Hố này mình viết cả hai chục chương rồi mà giờ không có thời gian reup một lượt hết nên sẽ đăng từ từ ngày 2 chương nha.:<

1